Thời cổ đại và cận đại Diễn_biến_hòa_bình

Trong lịch sử, rất nhiều đế chế, quốc gia vĩ đại được thành lập với những chiến tích huy hoàng, thống trị những vùng đất rộng lớn, quân đội hùng mạnh, nhưng lại dần suy thoái và sụp đổ sau một thời gian hòa bình kéo dài, ví dụ như Đế chế La Mã, Đế quốc Mông Cổ, Đế quốc Ba Tư, các triều đại Nhà Tống, nhà Minh, nhà Thanh... ở Trung Quốc.

Ngay từ thời cổ đại, nhiều nhà sử học đã tổng kết nguyên nhân sụp đổ của các đế chế, triều đại sau một thời gian sống trong hòa bình và thịnh vượng. Theo lời của Alexander Tytler, giáo sư lịch sử thế kỷ 19 ở Scotland thì các quốc gia hùng mạnh đã phát triển nhờ vào đạo đức tinh thần và sự gắn kết xã hội, nhưng sau khi đã thành công, đời sống trở nên sung túc thì người dân các nước này bắt đầu suy đồi về đạo đức, quan chức trở nên tham nhũng và cuối cùng là cả quốc gia suy tàn[10]:

"Tuổi thọ trung bình của các nền văn minh vĩ đại nhất thế giới kể từ khi bắt đầu lịch sử nhân loại, là khoảng 200 năm. Trong suốt 200 năm đó, các quốc gia này luôn tiến triển qua chuỗi sau: Từ nô lệ dẫn đến đạo đức tâm linh; Từ đạo đức tâm linh dẫn đến lòng can đảm; Từ lòng can đảm dẫn đến sự giải phóng; Từ sự giải phóng dẫn đến sự sung túc; Từ sự sung túc dẫn đến sự ích kỷ; Từ sự ích kỷ dẫn đến sự thờ ơ, từ sự thờ ơ dẫn đến sự lệ thuộc; Từ sự lệ thuộc dẫn đến làm nô lệ"

Vào thế kỷ 14, học giả Ibn Khaldun, dựa trên nghiên cứu về lịch sử các đế chế cổ đại, Hồi giáo và Kitô giáo, đã xác định một mô hình chu kỳ về sự thành lập, phát triển rồi diệt vong của 1 quốc gia hoặc triều đại. Tất cả chúng đều trải qua bốn giai đoạn sau[11]:

  • Giai đoạn đầu tiên: thiết lập triều đại/xã hội mới. Các nhà lãnh đạo rất tài năng, người dân thì đoàn kết, tôn trọng đạo đức và rất dũng cảm. Mọi người tin tưởng lẫn nhau và sẵn sàng cống hiến cho tập thể.
  • Giai đoạn thứ 2: Suy thoái. Xã hội chuyển sang lối sống đề cao xa xỉ, phân hóa giàu nghèo gia tăng, và sự đoàn kết giữa các tầng lớp bị phá vỡ. Người dân tầng lớp dưới trở nên quen với sự phục tùng, trong khi tầng lớp trên trở nên xa xỉ, thích hưởng thụ. Nhưng nhiều người trong số họ vẫn còn các đức tính cũ và vẫn hy vọng rằng lối sống đạo đức tồn tại trong thế hệ trước có thể trở lại.
  • Giai đoạn thứ 3: Mục ruỗng. Xã hội đã hoàn toàn quên đi những giai đoạn tủi nhục, khốn khổ trong lịch sử, như thể giai đoạn đó chưa bao giờ tồn tại, bởi vì họ đã quen sống trong thịnh vượng và dễ dàng. Qua thời gian dài sống trong hưởng thụ, tầng lớp thống trị trở nên mềm yếu giống như phụ nữ và trẻ em, họ không còn khả năng chiến đấu và lãnh đạo. Còn tầng lớp bình dân thì chứng kiến quá nhiều sự bất công nên ngày càng chán ghét đất nước, lòng ích kỷ và tư lợi ngày càng gia tăng, không mấy ai còn muốn cống hiến cho xã hội hoặc chiến đấu vì tập thể. Tinh thần đoàn kết cộng đồng gần như biến mất hoàn toàn, xã hội giống như một tòa nhà đã mục ruỗng cột trụ, chỉ cần một biến cố nhỏ là có thể sụp đổ tan tành.
  • Giai đoạn thứ 4: Sụp đổ. Đất nước và triều đại sụp đổ do nội loạn hoặc do sự chinh phục từ một quốc gia/triều đại khác vẫn còn đang trong giai đoạn 1 đầy mạnh mẽ.

Chu kỳ nói trên vẫn đúng ở mọi quốc gia trong thời kỳ hiện đại. Có phân tích cho rằng văn minh phương Tây (Mỹ và Tây Âu) hiện đã bước vào giai đoạn thứ 3. Các nước này đứng hàng đầu thế giới về kinh tế và công nghệ, người dân sống sung túc (giống như Đế chế La Mã trước kia), nhưng lối sống hưởng thụ lại khiến đạo đức xã hội bị thụt lùi. Kể từ sau Thế chiến 2, chủ nghĩa cá nhân, quan hệ tình dục trước hôn nhân, phim ảnh khiêu dâm, phong trào cổ vũ đồng tính luyến ái, chuyển giới, hôn nhân đồng tính... nảy nở mạnh ở Mỹ và Tây Âu, chúng đã phá hủy phần lớn các giá trị đạo đức tinh thần và đức tin Ki-tô giáo trong xã hội[11] Nhà bình luận Mark Steyn phân tích rằng xã hội các nước Tây Âu đang tự sát và đi đến hấp hối bởi tỷ lệ kết hôn và sinh sản giảm xuống quá thấp, giới trẻ thì mất hẳn đạo đức truyền thống và niềm tin vào Ki-tô giáo, trong khi dân số Hồi giáo di cư đến Tây Âu đang tăng nhanh và con cháu họ vẫn duy trì rất tốt niềm tin Hồi giáo của mình. Mark Steyn nói rằng đã quá muộn để cứu vãn các nước Tây Âu: “Châu Âu thời kỳ hậu Ki-tô giáo không thực sự có niềm tin và nó cũng không có chuẩn mực gia đình. Họ đang biến dần vào quá khứ. Xã hội của họ, về cơ bản, đã bị phá vỡ thành những mảnh nhỏ”[12].

Nhà nghiên cứu Richard Dawkins cảnh báo rằng sự sụp đổ của các xã hội Kitô giáo ở Tây Âu không phải là điều xa vời. Với tình trạng này, thì tới khoảng năm 2050 - 2070, người Hồi giáo sẽ trở thành nhóm dân cư chiếm đa số tại các nước Tây Âu. Khi đó, văn minh Hồi giáo sẽ "đánh chiếm" được Tây Âu mà không cần súng đạn, và văn minh Tây Âu bản địa sẽ tàn lụi[13] Đó sẽ là ví dụ minh họa rõ ràng cho định luật của Alexander TytlerIbn Khaldun: khi một đất nước giàu có về vật chất nhưng lại mất đi giá trị tinh thần và đạo đức, thì đất nước đó sẽ sớm bị thôn tính bởi một xã hội khác vẫn duy trì được nền tảng tinh thần và đạo đức.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Diễn_biến_hòa_bình http://www.atimes.com/atimes/China/NA11Ad02.html http://www.bbc.com/vietnamese/multimedia/2015/12/1... http://www.cbsnews.com/news/putin-talks-gay-rights... http://www.huffingtonpost.com/nathan-gardels/wei-j... http://www.newnownext.com/china-gay-crackdown/05/2... http://www.nytimes.com/2009/05/25/opinion/25iht-ed... http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1067056... http://www.thejakartapost.com/news/2012/02/16/comm... http://www.europarl.europa.eu/sides/getDoc.do?type... http://www.chinaheritagequarterly.org/features.php...